Dấu hiệu & triệu chứng sỏi thận

Nhắc đến sỏi thận thì hầu hết trong chúng ta đều đã nghe qua một lần hoặc người quen bạn bè đã có người mắc phải. Là loại bệnh nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến vì sỏi thận được hình thành do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vậy dấu hiệu sỏi thận là gì, bệnh sỏi thận có triệu chứng gì, làm sao để biết mình có đang bị sỏi thận hay không, dưới đây là những dấu hiệu sỏi thận có thế nhận biết sớm nhất.

Những dấu hiệu bệnh sỏi thận thường thấy

Sỏi thận một căn bệnh không loại trừ lứa tuổi nào và đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. 
Thông thường những người mới bắt đầu bị sỏi thận đều không nhận thấy những dấu hiệu sỏi thận, vì khi đó những viên sỏi này còn rất nhỏ. Các dấu hiệu bệnh sỏi thận ban đầu của bệnh rất hay bị nhầm lẫn với bệnh khác vì bệnh chỉ thật sự phát hiện khi đã hình thành sỏi thận.
Khi sỏi bắt đầu di chuyển các dấu hiệu sỏi thận sẽ xuất hiện, những cơn đau bắt đầu xuất hiện ở vùng sườn bụng, đau giữa xương sườn và hông rồi cơn đau sẽ lan dần xuống háng. Cơn đau có thể xuất hiện ở cả  tinh hoàn và bìu của nam giới. Kèm theo những cơn đau do sỏi di chuyển đó là thân nhiệt bị tăng lên, gây ra các rối loạn đường tiểu, cảm giác luôn buồn nôn và nôn kèm theo mồ hôi lạnh và rất khó chịu.
Khi sỏi thận đã di chuyển tới phần dưới của đường tiểu, lúc này bệnh nhân phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, nhưng lượng nước tiểu rất ít, nhưng lại có cảm giác buồn tiểu liên tục. Theo thời gian các viên sỏi này lớn dần lên lấn chiếm toàn bộ thiết diện của đường tiểu, làm cho nước tiểu không thể đào thải ra bên ngoài mà tích tụ lại trong thận, gây ra các cơn đau và hình thành nên bệnh thận ứ nước.
Một dấu hiệu của sỏi thận có thể kể đến nữa đó là sự xuất hiện của máu hòa lẫn trong nước tiểu. Đặc biệt khi các cơn đau ngày một kéo dài và nặng hơn sau mỗi lần lao động nặng. Nước tiểu sẽ ngày càng đậm và nặng mùi hơn khi những viên sỏi này ngày càng lớn dần.


Sỏi thận gây ra những cơn đau đơn khó chịu quanh vùng thận

Có thể nói, dấu hiệu sỏi thận bắt đầu khi những viên sỏi bắt đầu kết tủa và hình thành trong thận. Chúng sẽ di chuyển dần xuống dưới bàng quang, nhầm lấn chiếm không gian của các cơ quan này. Khi các cơ quan này bị lấn chiếm, nước tiểu vì vậy mà không thể đào thải ra ngoài mà nằm lại trong thận gây cho thận bị giãn ra và bắt đầu có hiện tượng sưng lên.
Khi các viên sỏi này ngày càng lớn lên sẽ gây ra các va chạm, gây tổn thương đến thành tế bào thận, niệu quản bị chảy máu gây ra các cơn đau quặn ở thận và quanh các tế bào thận.
Những cơn đau này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến cho bệnh nhân không thể giảm đau ở mọi tư thế, cơn đau kéo dài cả tiếng hoặc cả ngày, chu kỳ lặp lại liên tục làm cho bệnh nhân mệt mỏi, xuất hiện sốt nhẹ.

8 Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận thường hình thành khá âm thầm trong thời gian dài và chỉ được phát hiện ra khi sỏi đã lớn với những cơn đau giữ dội khiến người bệnh không thể chịu đựng. Sỏi thận có thể được phát hiện sớm qua chụp Xquang, siêu âm. Nếu thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ thì có thể phát hiện sớm và điều trị sỏi thận kịp thời. Tuy nhiên, qua một số dấu hiệu sỏi thận chúng ta vẫn có thể tự phát hiện ra.


1. Đi tiểu nhiều lần

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh sỏi thận là người bệnh thường cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần hơn bình thường dù cho lượng nước bạn uống vào là không thay đổi. Ngoài đi tiểu nhiều lần còn kèm theo là việc tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó khi các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang xuống niệu đạo.

2. Cơn đau lưng, đau thắt mạn sườn

Đau là biểu hiện tiếp theo của sỏi thận khi bệnh đã phát triển nặng hơn. Lúc này bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn đau mạn sườn và lan dần xuống vùng hố thắt lưng, vùng bụng dưới và mặt trong đùi. Những cơn đau có thể mạnh hoặc dữ dội tùy vào vị trí của sỏi. Nam giới bị sỏi thận còn có những cơn đau ở bìu và tinh hoàn.

3. Màu sắc nước tiểu thay đổi

Màu sắc nước tiểu thể hiện khá rõ tình trạng sức khỏe của chúng ta, do đó việc để ý màu nước tiểu thường xuyên là việc nên làm. Đây cũng là dấu hiệu để sớm phát hiện ra bệnh sỏi thận. Khi các hạt sỏi đã lớn gây tắc niệu đạo làm nước tiểu xuất hiện màu hồng, đỏ, tối sẫm hoặc nặng hơn có thể là máu.

4. Nước tiểu có mùi hôi

Dấu hiệu sỏi thận Khi bị sỏi thận, nước tiểu của người bệnh thường có mùi hôi khó chịu kèm màu sắc bất thường như bên trên. Nguyên nhân là do trong nước tiểu có chứa nhiều chất độc và hóa chất.

5. Đau khi ở lâu một vị trí

Sỏi thận phát triển đến một kích thước nào đó sẽ khiến người bệnh không thể ngồi lâu ở một vị trí. Khi ngồi hoặc nằm một thời gian dài tạo áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng của sỏi, nhất là với loại sỏi có gai viên sỏi cọ xát lên các cơ quan nội tạng làm bệnh nhân đau đớn.

6. Triệu chứng nôn và buồn nôn

Đây là biểu hiện thường gặp ở người bị sỏi thận do những cơn đau quá sức chịu đựng của bệnh nhân. Đặc biệt là khi đau ở vùng bụng dưới, những cơn co thắt làm người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể khi chức năng lọc của thận đã bị suy giảm trầm trọng.

7. Sốt

Ngoài những biểu hiện như ở trên, với những người bị sỏi thận nặng dẫn đến các biến chứng như viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi cọ xát làm tổn thương bề mặt vùng thận xung quanh gây mưng mủ…Những biến chứng trên không những làm người bệnh cảm thấy đau và khó chịu mà còn có triệu chứng sốt, gai người.

8. Sưng phình vùng bụng dưới

Sỏi thận ở giai đoạn nặng với kích thước sỏi lớn cùng các biến chứng và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng thận. Bệnh nhân có thể bị sưng thận, ứ nước tiểu trong thận làm vùng bụng chứa thận và khu vực xung quanh sưng phình. Ở một số người còn bị sưng cả phía mặt trong đùi và bộ phận sinh dục ở nam giới.

Cách trị bệnh sỏi thận
Tùy vào dấu hiệu bệnh sỏi mà bệnh nhân có thể biết được mức độ của mình. Thông thường bệnh sỏi thận gây ra cho người bệnh những cơn đau quặn khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn cuộc sống thường ngày.
Vì vậy khi có những dấu hiệu của bệnh sỏi thận cần đi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm mức độ của viên sỏi, từ đó đưa ra cách điều trị hợp lý bằng thuốc sỏi thận hay phương pháp y học hiện đại.


Đối với trường hợp sỏi thận còn nhỏ
Khi bệnh chỉ mới bắt đầu, những viên sỏi còn khá nhỏ, dấu hiệu sỏi thận sẽ ít khi xuất hiện. Lúc này bạn vẫn có thể điều trị bệnh tại nhà bằng cách uống thật nhiều nước mỗi ngày để tống thận ra bên ngoài.
Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giãn cơ một loại thuốc sỏi thận hỗ trợ điều trị rất tốt, bởi nó giúp niệu quản không co thắt và lợi tiểu để đẩy sỏi ra ngoài.
Khi sỏi thận đã lớn
Đối với trường hợp này bệnh nhân không nên chỉ sử dụng thuốc sỏi thận mà còn phải thực hiện theo phương pháp ngoại khoa như: mổ thận để lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội sỏi, tán sỏi qua da hay thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi ra ngoài.
Sỏi thận phát triển một cách âm thầm lặng lẽ, vì vậy bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bị sỏi thận để từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời cần phải kết hợp một chế độ ăn uống khoa học cùng với lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân yêu khỏi căn bệnh này.

Nếu như bạn cảm thấy mình đang bị một trong những dấu hiệu trên hoặc gặp những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên Nhân Gây Sỏi Thận