Nguyên Nhân Gây Sỏi Thận

Sỏi thận là gì? Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận là gì? Các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận hiện nay? là những vấn đề được nêu ra trong bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng có một hoặc một vài viên sỏi xuất hiện ở thận gây trở ngại cho việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận thường được hình thành sau thời gian dài. Thường bệnh chỉ được phát hiện sau khi siêu âm hoặc chụp X-Quang. Bệnh nhân thường chỉ đi khám và siêu âm khi có những cơn đau ở bụng dưới.
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân sỏi thận:

  • Sỏi thận do lắng đọng: Đây là tình trạng bệnh nhân uống nước không đủ, đặc biệt là những người lao động nặng, uống nước không đủ hoặc uống không đều trong ngày.
  • Bị dị dạng đường tiểu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại lâu ngày tích trữ hình thành sỏi.
  • Bị u xơ tiền liệt tuyến, nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ khi u xơ xuất hiện trong lòng bàng quang.
  • Người bệnh bị chấn thương nặng nằm một chỗ nhưng không uống đủ nước mà uống quá nhiều sữa khiến hình thành sỏi thận.

Nguyen nhan soi than

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều rau mà không ăn thịt hoặc ăn nhiều thịt mà không ăn rau cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục:  Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới hơn ở nam giới. Nữ giới không vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, khiến cho các chất thải lắng đọng lại tạo nên sỏi ở thận.
  • Ngoài ra nguyên nhân có thể là do có dị vật trong bàng quang, trường hợp này rất hiếm gặp. 

Các nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến

Uống không đủ lượng nước hàng ngày

Nguyên nhân khiến nhiều người bị sỏi thận nhất chính là uống thiếu nước. Theo các chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng thì việc uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu làm việc không hiệu quả. Lượng nước tiểu thải ra không đủ để bài tiết các chất độc hại làm lắng đọng dễ hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.


Uống thiếu nước – nguyên nhân dẫn đến sỏi thận phổ biến
Do đó, việc uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh mà còn phòng chống bệnh sỏi thận hiệu quả.

Thường xuyên nhịn tiểu

Có nhiều người do nguyên nhân nào đó vì công việc, lịch sinh hoạt…mà thường xuyên nhịn tiểu khiến nước tiểu bị tích lâu trong thận, bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắng đọng, kết tủa để tạo thành sỏi.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận khiến nhiều người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh. Một chế độ ăn không cân bằng như quá nhiều rau hoặc quá nhiều thịt đều tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Ăn mặn thời gian dài tạo điều kiện cho việc tiết canxi quá nhiều trong hệ tiết niệu làm đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận. Nên hạn chế tiêu thụ muối xuống mức 2.300 mg một ngày. Những người bị huyết áp cao thì nên hạn chế xuống mức 1.500 mg một ngày.
Do đó, việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng là thuốc sỏi thận cần thiết giúp phòng tránh sỏi thận và các bệnh sỏi tiết niệu.
Nhịn ăn sáng
Do nhiều lý do khác nhau mà nhiều người có thói quen nhịn ăn sáng. Thói quen này không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây sỏi thận rất phổ biến ở nước ta.
Theo các chuyên gia thì vào buổi sáng cơ thể thường tự tiết ra dịch mật chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn vào buổi sáng khi thức dậy. Nếu chúng ta không cung cấp thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tiêu hóa hoạt động, làm dịch mật đọng lại trong mật kết hợp cholesterol gây hình thành sỏi thận.
Do đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi.

Mắc một số bệnh như u xơ tiền liệt tuyến, người bệnh không thể di chuyển…
Bệnh sỏi thận còn có thể hình thành do chúng ta đang mắc một căn bệnh khác ví dụ:
Người bị u xơ tiền liệt tuyến làm nước tiểu đọng lại trong các khe, lâu ngày các tinh thể nặng trong nước tiểu có thể kết tủa thành sỏi.
Những người bệnh không di chuyển được, người ngồi quá nhiều, người lười vận động…làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Canxi thừa đào thải qua đường tiểu nhiều có thể kết hợp với nhiều tinh thể khác hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Không ăn các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh…

Trong các loại trái cây này có chứa nhiều citrate, là chất hòa tan làm ngăn cản quá trình hình thành sỏi ở hệ bài tiết. Do đó, việc thường xuyên ăn các loại trái cây họ cam, quýt sẽ giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận hiệu quả.

Những người bị béo phì

Những người béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn người bình thường tới 35% theo một nghiên cứu năm 2011. Những người béo có độ PH trong nước tiểu cao gây tích tụ axit uric là nguyên nhân gây sỏi thận.

Nguyên nhân gây sỏi thận theo Đông Y

Theo Đông y, sỏi thận (sa lâm hoặc thạch lâm) có nguyên nhân  do ăn nhiều thức ăn cay nóng, sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ, không thông. Ngoài ra, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng tới tác dụng khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi. Sỏi thận gây trở ngại việc bài tiết, cặn ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, ứ trệ gây chảy máu
Xem thêm: 

Điều trị bệnh sỏi thận

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận như mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, mổ nội soi. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
– Tán sỏi: Phương pháp này thường được áp dụng khi viên sỏi nhỏ hơn 20mm. Đây là phương pháp an toàn do không làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
– Lấy sỏi qua nội soi:  Phương pháp này được thực hiện phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, trình độ của bác sĩ và phương tiện kỹ thuật và đặc biệt phải kiểm tra chức năng thận trước khi tiến hành mổ nội soi.
Một số trường hợp như sỏi san hô thì cần phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Đối với bệnh nhân có kèm các bệnh về tim mạch thì phải lưu ý trong điều trị. Các trường hợp nặng thì không thể sử dụng biện pháp phẫu thuật hay tán sỏi. Trong quá trình điều trị cần phối hợp giữa các chuyên gia tim mạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra khi sỏi còn nhỏ thì có thể điều trị bằng các bài thuốc chữa trị sỏi thận dân gian hay các bài thuốc sỏi thận đông y cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc dùng thuốc sỏi thận dân gian cần kết hợp với tây y để xét nghiệm và chuẩn đoán tình trạng bệnh trong quá trình điều trị.
Nguồn: https://www.bacsichuabenhsoithan.com/2014/11/nguyen-nhan-va-cach-ieu-tri-benh-soi.html

Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Các Bài Thuốc Gia Truyền
Địa chỉ: Tòa nhà 167 – Đường Nước Phần Lan – Tứ Liên – Tây Hồ – Hà Nội 
Điên thoại: (024) 62 54 39 82 – Di động: 091 810 22 77
Website: www.bacsichuabenhsoithan.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu & triệu chứng sỏi thận